Bảng chữ cái tiếng nhật
Bảng chữ cái tiếng nhật bao gồm ba loại bảng chữ cái chính: Hiragana, Katakana và Kanji. Phương pháp học 3 loại bảng chữ cái trên cũng có chút khác biệt.
Hệ thống chữ viết tiếng Nhật bao gồm 3 loại bảng chữ cái chính: Hiragana, Katakana và Kanji. Mỗi bảng chữ cái có vai trò, đặc điểm riêng. Từ đó góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng trong ngôn ngữ viết.
- Hiragana: Là bảng chữ cái cơ bản nhất trong ngôn ngữ Nhật. Nó được dùng để viết từ gốc Nhật và các yếu tố ngữ pháp. Hiragana là kiến thức đầu tiên khi bắt đầu học tiếng Nhật. Là các nét mềm mại nên được gọi là chữ mềm.
- Katakana: Dùng phổ biến để viết từ mượn nước ngoài, tên riêng, tên động vật. Các ký tự Katakana thì có góc cạnh và có dạng giống như hình vuông. Nên khiến chúng khác biệt so với các dạng ký tự Hiragana cong và uyển chuyển hơn.
- Kanji: Là hệ thống chữ tượng hình được vay mượn từ chữ Hán- chữ của Trung Quốc. Nó dùng để biểu đạt ý nghĩa của từ và được chia ra thành nhiều cấp độ từ dễ đến khó.

3 loại Bảng chữ cái tiếng nhật
Việc nắm vững các bảng chữ cái là nền tảng cơ bản để học bất kỳ ngôn ngữ nào. Trong đó tiếng Nhật cũng không ngoại lệ. Nó giúp người học có thể đọc, viết và hiểu ngữ pháp và từ vựng một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc hiểu rõ về các bảng chữ cái còn giúp cho người học mở ra cánh cửa khám phá về văn hóa và lịch sử phong phú đất nước Nhật Bản.
Nội dung tiếp theo chúng ta đi vào tổng quan chi tiết của từng bảng chữ cái tiếng Nhật.
Bảng chữ cái Hiragana là bảng chữ cái cơ bản nhất trong tiếng Nhật. Nó được sử dụng phổ biến để viết từ gốc Nhật và ngữ pháp. Hiragana gồm có 46 ký tự cơ bản, mỗi ký tự đại diện cho một âm tiết.
3.1. Các loại chữ Hiragana
Chữ Hiragana Cơ Bản: Hiragana cơ bản bao gồm 46 ký tự. Mỗi ký tự là đại diện cho một âm tiết đơn.
Chữ Hiragana Dakuten: Dakuten là dấu ngoặc kép (“). Nó được thêm vào các ký tự Hiragana để tạo ra âm đục.
Chữ Hiragana Handakuten: Handakuten là dấu tròn nhỏ (°) được thêm vào các ký tự Hiragana để tạo ra âm bật hơi.
Chữ Hiragana âm ghép: Các âm tiết được ghép lại từ 2 âm đơn nên được gọi là “âm đôi”.
Tham khảo: Bài tập giảm mỡ bụng trước khi ngủ

Bảng chữ cái Hiragana cơ bản
3.2. Phương pháp học bảng chữ cái Hiragana hiệu quả
Học theo hàng và lấy ví dụ minh họa cho dễ nhớ: Với Hiragana thì bạn nên học bảng chữ cái theo hàng ngang. Sau đó là học theo từng âm và biến bảng chữ cái thành một bài hát dễ thuộc.
Sử dụng flashcards: Tận dụng flashcards để học từng ký tự Hiragana. Bạn có thể tạo ra các thẻ có in ký tự Hiragana trên mặt trước và ý nghĩa của từng phát âm của từng ký tự trên mặt sau. Khi lật thẻ, bạn sẽ thấy ký tự Hiragana và cố gắng nhớ nghĩa hoặc cách phát âm của nó.
Katakana là bảng chữ cái thường dùng để viết các từ mượn từ ngôn ngữ khác, tên riêng và từ tượng thanh. Chẳng hạn như “コンピューター” (computer/máy tính) từ tiếng Anh. Hay “アメリカ” (America/nước Mỹ) từ tiếng Anh. “パン” (pain/bánh mì) từ tiếng Pháp. Giống như Hiragana, thì bảng Katakana cũng có 46 ký tự cơ bản.
4.1. Các loại chữ Katakana
Chữ Katakana Cơ Bản: Katakana cơ bản bao gồm 46 ký tự. Mỗi ký tự lại đại diện cho một âm tiết đơn.
Chữ Katakana Dakuten: Dakuten là dấu ngoặc kép (“) được thêm vào các ký tự Katakana để tạo ra âm đục.
Chữ Katakana Handakuten: Handakuten là các dấu tròn nhỏ (°). Nó được thêm vào các ký tự Katakana để tạo ra âm bật hơi.
Chữ Katakana âm ghép: các âm tiết được ghép lại từ 2 âm đơn thì được gọi là “âm đôi”.

Bảng chữ cái Katakana cơ bản
4.2. Phương pháp học Katakana hiệu quả
Giống với Hiragana, thì cần đọc Katakana theo hàng ngang. Học từng âm và biến bảng chữ cái thành bài hát cho dễ học.
Học bằng cách viết lại nhiều lần: Thực hành viết từng ký tự Katakana hàng ngày để bộ não ghi nhớ.
Xem anime hoặc đọc manga: Làm quen với Katakana thông qua các chương trình giải trí như manga.
Kanji là hệ thống chữ tượng hình đi vay mượn từ chữ Hán nguồn gốc Trung Quốc. Kanji thường được dùng để biểu đạt ý nghĩa của từ. Chúng được chia ra thành nhiều cấp độ từ dễ đến khó.
5.1. Phân Loại Kanji
Kanji sẽ được phân loại theo các cấp độ từ N5 (dễ nhất) đến N1 (khó hơn):
N5: Chẳng hạn: 日 (nhật), 本 (bản), 人 (nhân)
N4: Chẳng hạn: 家 (gia), 会 (hội), 校 (hiệu)
N3: Chẳng hạn: 旅 (lữ), 場 (trường), 銀 (ngân)
N2: Chẳng hạn: 経 (kinh), 論 (luận), 構 (cấu)
N1: Chẳng hạn: 顧 (cố), 擁 (ủng, )賠 (bồi)

Bảng chữ cái Kanji
5.2. Cách học Kanji
Viết: Thực hiện viết lại các Kanji nhiều lần để cải thiện kỹ năng viết cũng như ghi nhớ.
Học cùng với các từ vựng: Kết hợp việc học Kanji với từ vựng để liên kết ý nghĩa giúp cải thiện khả năng nhớ từ.
Luyện tập đọc sách và báo: Đọc các văn bản tiếng Nhật như sách, báo sẽ giúp củng cố kỹ năng đọc.
Việc học một ngôn ngữ mới là quá trình gian nan đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Qua nội dung vừa chia sẻ, chúng tôi hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!